1. Sức mạnh không tưởng
Các nhà nghiên cứu đã quan sát loài kiến trên cánh đồng và thấy rằng, chúng có thể nhấc bổng những vật nặng gấp hàng trăm lần trọng lượng cơ thể một cách dễ dàng.
Điều này do chúng ta thấy, nếu kiến có được kích thường như loài người thì việc nâng những chiếc xe tải nặng hàng tấn đối với chúng cũng như nhấc một chiếc xe đồ chơi.
2. “Nền giáo dục có khoa học”
Kiến là loài côn trùng có hệ thống tổ chức rất tiến bộ. Một đàn kiến bao gồm nhiều kiến thợ phụ trách các công việc khác nhau như tìm kiếm thức ăn, canh gác, chăm sóc trứng và các con kiến nhỏ.
Tuy nhiên, không phải ngay từ khi sinh ra kiến thợ đã có đầy đủ kỹ năng cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ này mà chúng cần phải trải qua quá trình học hỏi nhất định.
Những con kiến “thầy giáo” trong tổ sẽ dạy cho các con kiến trẻ hơn làm công việc cần thiết. Nếu “học sinh” học chậm và “thi trượt” trong kỳ kiểm tra, chúng sẽ được chuyển đến một công việc khác không đòi hỏi kỹ năng chuyên môn.
3. Kích thước không nói lên những gì làm được
Một nhóm các nhà khoa học do giáo sư Luis Forgi dẫn đầu đã phát hiện được một thành phố kiến quy mô nằm ngay dưới mặt đất ở Brazil. Các chuyên gia nhận định đây từng là nơi cư ngụ của hàng triệu con kiến.
Cộng đồng kiến đã chứng tỏ khả năng phi thường khi xây dựng vương quốc khổng lồ của chúng.
Mỗi con kiến thợ chắc chắn đã phải đào bới và chở các đống đất nặng gấp nhiều lần trọng lượng của nó đi suốt quãng đường tương đương hơn 0,8km.
Tổng cộng, chúng đã đào bới khoảng 40 tấn đất để tạo nên mê cung trong thành phố. |
4. Vì sao kiến nâng được vật nặng gấp nhiều lần cơ thể?
Kiến là loài siêu mạnh mẽ trên quy mô nhỏ vì cơ thể của chúng quá nhẹ. Bộ xương cứng cáp và cơ bắp của chúng không chịu áp lực của trọng lượng nên kiến có thể tự do dùng tất cả sức mạn
5. Loài kiến nào có sức mạnh khủng khiếp nhất?
Không một loài kiến nào có thể gieo rắc nổi sợ hãi cho con người bằng Kiến Ba Khoang. Chúng có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis.
Với độc tính cao, tác hại của kiến ba khoang rất nguy hiểm đối với con người. Cơ thể của chúng chứa Pederin, có độc tính gấp 12-15 lần nọc rắn hổ mang.
Đặc biệt, Pederin sẽ lan nhanh khi người bệnh đập kiến trên da, khiến vùng bị thương lan nhanh và rộng. Hơn nữa, độc tố này khi tiếp xúc với da sẽ cộng sinh dính da vào khiến mức độ tổn thương tăng cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét