Vai trò của thiết kế trong quy trình quản lý vòng đời sản phẩm


Khâu thiết kế được xem là sự khởi đầu trong quy trình quản lý vòng đời sản phẩm - PLM, và đây cũng chính là phần quyết định sự thành công hay thất bại của một sản phẩm mới đối với doanh nghiệp.
Quản lý vòng đời sản phẩm (Product Lifecycle Management - PLM) được xem như là một chiến lược thông tin về sản phẩm. Quy trình này tạo nên một cấu trúc dữ liệu chặt chẽ bằng việc gắn kết các giai đoạn của sản phẩm, từ việc phát triển cho đến khâu cuối cùng là chấm dứt vòng đời.
PLM còn có thể coi là chiến lược kinh doanh, là phương pháp tiếp cận toàn diện để đổi mới dựa trên kho dữ liệu về sản phẩm và quy trình.

                           Mô hình quảng lý dòng đời sản phẩm PLM.
Hệ thống PLM có thể được chia thành 4 giai đoạn cơ bản:
Phát triển và giới thiệu sản phẩm: Trong đó phát triển sản phẩm mới là giai đoạn đầu tiên của PLM. Một quá trình phát triển sản phẩm hiệu quả giúp doanh nghiệp tạo ra cơ hội kinh doanh mới, tăng lợi nhuận cho các bên liên quan và làm hài lòng khách hàng. Sau đó, đội ngũ tiếp thị phát triển chiến lược xúc tiến việc bán hàng và giới thiệu sản phẩm ra thị trường.
Tăng trưởng:  Một khi sản phẩm được chấp nhận, doanh số bán hàng bắt đầu tăng lên thì có thể việc được phát triển mở rộng nhiều hơn nữa.
Bão hòa: Việc bán hàng bây giờ có thể đã đạt đỉnh và có thể có đối thủ cạnh tranh khác cung cấp các giải pháp tương tự hoặc tốt hơn, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt. Điều này có thể khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn trong việc dẫn đầu hoặc cân nhắc để tiếp tục duy trì sản phẩm bán ra.
Suy giảm: Doanh số bán hàng đang bắt đầu suy giảm và các sản phẩm có thể được đưa vào danh mục phát triển trì trệ và không cần thiết. Sản phẩm có thể được loại bỏ vào thời điểm này.
Với PLM, không có thời hạn cố định cho từng giai đoạn, mọi thứ phụ thuộc vào bản chất của sản phẩm, nó được phát triển để cạnh tranh trong bao lâu, làm thế nào để phát triển, làm thế nào để thuận lợi trong tiếp thị và bán hàng, và cuối cùng là mức độ cạnh tranh trong ngành công nghiệp đó. Do tính chất không chắc chắn của các chu kỳ, PLM trở nên cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp để kinh doanh đạt hiệu quả.
Phần mềm PLM cho phép doanh nghiệp quản lý toàn bộ vòng đời của một sản phẩm có hiệu quả và chi phí/hiệu quả, từ ý tưởng, thiết kế và sản xuất, thông qua các dịch vụ như thiết kế với trợ giúp của máy tính (CAD), sản xuất với trợ giúp của máy tính (CAM), phân tích, tính toán kỹ thuật có sự hỗ trợ của máy tính (Computer-Aided Engineering- CAE), chế tạo, quản lý dữ liệu sản phẩm (PDM) và sản xuất kỹ thuật số hội tụ thông qua PLM. Các ứng dụng thời nay giúp người dùng hình dung ra thiết kế của mình trước khi nó thành sản phẩm thật sự mà không cần tạo ra nguyên mẫu vật lý thực sự tốn kém. Thậm chí còn có thể mô phỏng chuyển động của sản phẩm để xem hoạt động cũng như các tác động khác vào nó như thế nào.
Thiết kế trong lĩnh vực công nghiệp với các ứng dụng mô phỏng giúp tiết kiệm chi phí và giúp kiểm soát một cách trực quan hơn.
Những hệ thống PLM thời đầu tiên được gắn chặt với ứng dụng CAD ví dụ như CATIA, ban đầu được tạo ra bởi Dassault Systemes dùng để thiết kế  máy bay chiến đấu Mirage vào cuối năm 1970, còn ngày nay thì phần mềm PLM được sử dụng trên nhiều ngành công nghiệp.
Ngày nay, việc thiết kế trở nên đa dạng và trực quan hơn. Các kỹ sư sử dụng quy trình quản lý dựa trên giao diện cảm ứng nhằm kiểm soát công việc tốt hơn, hay ứng dụng mô phỏng 3D mới trong ngành công nghiệp thời trang, cho phép các nhà thiết kế quần áo thử nghiệm phong cách mới, màu sắc và các loại vải mà không cần sử dụng các mẫu vật.
Với nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp khác nhau nên chìa khóa để PLM thành công là trang bị nhiều công cụ để chia sẻ thông tin một cách hiệu quả. Các nhà cung cấp phần mềm PLM như Siemens đang cố gắng để đảm bảo rằng hệ thống của họ có thể quản lý dữ liệu từ các nguồn khác nhau. Việc đồng bộ hóa không chỉ giúp khả năng tương thích định dạng của các tập tin thiết kế CAD từ nhiều ứng dụng khác, mà quan trọng hơn là đảm bảo được dữ liệu từ nhiều lĩnh vực khác.
Để hiểu rõ hơn về ứng dụng thiết kế trong công nghiệp, doanh nghiệp có thể tham dự chuỗi sự kiện đặc biệt “2015 Vietnam Industrial Machinery Roadshow Series” giới thiệu phiên bản phần mềm NX 10 mới nhất của hãng Siemens với nhiều tính năng vượt trội vào lúc 13 giờ các ngày:
1. TP.HCM – 8/4/2015
MICAD Office - 728-730 Võ Văn Kiệt, P.1, Q.5
2. TP.HCM - 9/4/2015KCX Tân Thuận - Trung tâm hoạt động CNV - Phòng số 5 (lầu 1) – P.Tân, Thuận Đông, Q.7.
3. Đồng Nai - 10/4/2015
KCN Amata, Phòng hội nghị, Tầng 1, Tòa nhà trung tâm dịch vụ AMATA - Phường Long Bình, Biên Hòa, Đồng Nai.
4. Bình Dương - 14/4/2015
Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore Quốc lộ 13, P.Thuận Giao, Thị xã Thuận An, Bình Dương
5. Bình Dương – 15.04.2015KCN Sóng Thần 1, P.Dĩ An, Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét